Hacinco giao lưu bóng đá với Sở xây dựng Hà Nội chào mừng Tết Bính Thân 2016        Cận cảnh Làng sinh viên giữa Thủ đô        Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ Công ty Đầu tư Xây dựng số 2 Hà Nội        Lễ kết nạp đảng viên của chi bộ văn phòng 3        Hội nghị công đoàn công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội
KINH TẾ, XÃ HỘI
"Không cổ phần hóa bằng mọi giá" (15/03/2017)

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà khi nói về công tác cổ phần hóa (CPH) ngành Xây dựng thời gian qua.

Theo Bộ trưởng, nếu chỉ đơn thuần là CPH, hoặc chuyển doanh nghiệp (DN) sang SCIC thì không khó, có thể làm lúc nào cũng được. Nhưng CPH làm sao để có thể bảo toàn vốn nhà nước lại tạo ra được DN mạnh, cũng như giữ được các thương hiệu lớn, vốn được coi là nòng cốt của ngành Xây dựng mới là vấn đề quan trọng.

Giữ được các thương hiệu mạnh

Bộ trưởng dẫn chứng về hai DN chủ lực vốn được coi là “cặp bài trùng” trong lĩnh vực xây lắp Việt Nam, đó là Sông Đà và LILAMA. Hầu hết các công trình nhiệt điện, thủy điện lớn, nhỏ trong cả nước đều do cặp đôi này làm. Cái tên Sông Đà, LILAMA đã gắn liền những công trình quan trọng trong suốt thời kỳ phát triển của đất nước như thủy điện Hòa Bình, Yaly, Sesan...

Đặc biệt, gần đây nhất là hai đại công trình thủy điện Sơn La, Lai Châu đều về đích trước tiến độ, làm lợi cho nhà nước hàng chục nghìn tỷ đồng. “Thử hình dung xem, nếu chúng ta xử lý không tốt làm tan luôn hai doanh nghiệp này thì thị trường xây dựng Việt Nam sẽ như thế nào, chả lẽ lại bị lệ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài, chả lẽ anh em xây dựng Việt Nam phải đi làm thuê lại cho các doanh nghiệp nước ngoài với giá đen... Cho nên phải tính toán, cân nhắc, thận trọng vấn đề này”, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà chia sẻ.


Thủy điện Lai Châu.

Ngay cả với những thương hiệu mạnh, đã một thời “làm mưa làm gió” trên thị trường xây dựng Việt Nam như Sông Đà, LILAMA giờ cũng đang phải đối mặt với bài toán “hậu thủy điện” không hề dễ dàng. Hàng ngàn, hàng vạn lao động làm việc trong các công trình thủy điện đang đối mặt với nguy cơ không có việc làm khi lĩnh vực đầu tư này đã gần như khép lại. Trong khi đó, việc CPH hai đơn vị này đang là một yêu cầu cấp bách.

“Tôi rất cảm động khi xem lại hình ảnh công nhân Sông Đà trên công trường thủy điện Hòa Bình kẻ ngay trên bảng đen ở đầu giường của họ tấm biển Tiến độ hay là chết? Chúng ta có một đội ngũ cán bộ công nhân hùng mạnh như thế, chúng ta ứng xử với họ như thế nào khi CPH? Nếu không cẩn thận, quyền lợi của người lao động không đảm bảo, mà thương hiệu mạnh của DN cũng không còn”, người đứng đầu ngành Xây dựng trăn trở.

Cổ phần hóa gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp

Để đảm bảo được các yêu cầu trên, quan điểm của Bộ Xây dựng về vấn đề này là tập trung chủ yếu vào tái cơ cấu DN gắn với đổi mới CPH DN. Bởi lẽ, mục tiêu quan trọng hàng đầu của CPH là thông qua tái cơ cấu để tạo ra một DN mạnh, qua đó tạo ra doanh nghiệp Việt Nam mạnh. CPH chỉ là một biện pháp đa dạng vốn. CPH không phải là bán vốn Nhà nước bằng mọi giá, mà trong quá trình này phải đạt các mục tiêu: Thứ nhất, bảo đảm sự phát triển của DN. Với quy mô dân số đất nước gần một trăm triệu dân, có vị trí quan trọng trong khu vực, Việt Nam cần có các DN đủ mạnh để tự chủ trong sản xuất, thi công, xây lắp.

Thứ hai là CPH phải tối đa hóa được lợi ích nhà nước. Bộ Xây dựng có trách nhiệm để làm sao bảo toàn phát triển tối đa hóa lợi ích của Nhà nước khi CPH, để sau CPH giá trị của DN cao hơn, cùng với đó là giá trị vốn nhà nước cao hơn.

Thứ ba 3 là chống lãng phí thất thoát, chống tham nhũng tiêu cực, lợi ích nhóm trong quá trình tái cơ cấu.

Thực tế hiện nay cho thấy, DN ngoài nhà nước chưa đủ sức thực hiện một số lĩnh vực then chốt, nhất là trong các ngành công nghiệp động lực như cơ khí chế tạo... Do đó, xử lý các DNNN tái cơ cấu và CPH, chúng ta phải tính toán hết sức thận trọng các vấn đề này.

CÁC TIN KHÁC
   GALLERY
   HỎI ĐÁP
19/01/2013 - Tran dinh khoa
19/01/2013 -
19/01/2013 - Hải Yến
19/01/2013 - nguyễn hữu việt
19/01/2013 - Vũ Quang Dũng
   LIÊN KẾT WEBSITE
 
CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 2 HÀ NỘI
Trụ sở chính: Số 324 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
Văn phòng giao dịch: Nhà điều hành Làng sinh viên Hacinco, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: (84-24)35584167 - (84-24)35584168 -(84-24)35572123   Fax: (84-24)35584201   Email: Hacinco@fpt.vn     Website: hacinco.com.vn, hacinco.vn
     Truy cập:   Online: